Chính sách đặc thù cho khởi nghiệp TP HCM
In trang
TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ và kỳ vọng rất lớn của cộng đồng khởi nghiệp với hy vọng tạo sự đột phá cho môi trường khởi nghiệp của Việt Nam.

Những chính sách đặc thù cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ và kỳ vọng rất lớn của cộng đồng khởi nghiệp với hy vọng tạo sự đột phá cho môi trường khởi nghiệp của Việt Nam.


Đổi mới sáng tạo bước đệm vững chắc phát triển kinh tế tại địa phương

Theo Báo cáo Hệ sinh thái Khởi nghiệp Toàn cầu (GSER 2023) của Startup Genome công bố, TP.HCM đứng trong nhóm 81-90 thuộc Top 100 thị trường startup mới nổi của toàn cầu. Đây cũng là động lực để thành phố phấn đấu đạt mục tiêu thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngang tầm khu vực.

Những chính sách hỗ trợ mới

Ngày 24/06/2023, Quốc hội đã phê duyệt Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, gồm các chính sách ưu đãi về thuế, chính sách thử nghiệm sản phẩm mới và các khoản tài trợ không hoàn lại từ ngân sách nhà nước cho hoạt đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Tiếp theo Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết số 13/2023/NQ-HDND ngày 19/09/2023 quy định mức chi triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh (được đổi tên từ “Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ”) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc TP HCM có nhiệm vụ tập hợp và kết nối các nguồn lực trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) của thành phố, trong và ngoài nước.

Mục tiêu phấn đấu trong năm nay

Năm 2024, Thành phố đã đặt những kế hoạch đề ra với những nhiệm vụ cụ thể, góp phần hoàn thành kế hoạch triển khai Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST TP.HCM giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, TP.HCM phấn đấu hoàn thành một số mục tiêu: hỗ trợ nâng cao năng lực ĐMST cho 300 doanh nghiệp, thực hiện ươm tạo cũng như phát triển 300 dự án khởi nghiệp ĐMST, phát triển 100 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.

Để đạt được các mục tiêu trên, TP đã đưa ra một số giải pháp gắn với thời gian và đơn vị thực hiện. Một là, phát triển hạ tầng dịch vụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST: hình thành mạng lưới Trung tâm khởi nghiệp ĐMST, hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp ĐMST, và xây dựng các mô hình tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST theo mô hình quốc tế.

Hai là, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST phát triển sản phẩm và thị trường, hình thành không gian hỗ trợ thử nghiệm sản phẩm khởi nghiệp ĐMST. Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất chất lượng và đổi mới sáng tạo.

Bốn là, thúc đẩy hoạt động ĐMST trong khu vực công. Năm là, thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế khởi nghiệp ĐMST của thành phố tham gia vào mạng lưới khởi nghiệp ĐMST khu vực và thế giới.

Ngoài ra, các hoạt động truyền thông hỗ trợ ĐMST và khởi nghiệp cũng được quan tâm phát triển trên nền tảng trực tuyến.

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 142
  • Trong tuần: 2 424
  • Tất cả: 281 302

 

 Bản quyền thuộc về: BAN BIÊN TẬP CỔNG THÔNG TIN KHỞI NGHIỆP TỈNH GIA LAI    Địa chỉ:  98B Phạm Văn Đồng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
 Chịu trách nhiệm chính:  Ông Nguyễn Nam Hải - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ    Điện thoại:  (0269) 3 824 264
 Cơ quan thường trực:  Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai    Website  skhcn.gialai.gov.vn
  Copyright © 2020

Giấy phép số 11/GP-TTĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Sở Thông tin

và Truyền thông tỉnh Gia Lai

   Email:  skhcn@gialai.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang