Ơ NÀY JRAI
In trang
Nhằm tạo môi trường bổ ích, thuận lợi cho thiếu niên, thanh niên người Jrai trong tỉnh Gia Lai có thể hiểu biết, giữ gìn, phát huy văn hoá của chính mình. Bên cạnh đó, sẽ giúp thanh niên hòa nhập,tạo cơ hội việc làm, xóa đói giảm nghèo, phối hợp với gia đình mình có điều kiện hơn trong công việc trong tương lai.
   THÔNG TIN DỰ ÁN  

Mục đích, lý do thực hiện dự án khởi nghiệp:

-  Gia Lai có nguồn tài nguyên thiên nhiên tuyệt đẹp còn chưa được nhiều người biết tới. Quan trọng nhất là tài nguyên thiên nhiên vẫn giữ nét nguyên sinh cần được gìn giữ, khí hậu an lành là nét đặc trưng để thu hút khách du lịch.

- Nằm trên địa bàn chiến lược ở khu vực bắc Tây Nguyên, Gia Lai là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đa dạng về thành phần cư dân và nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Dù trải qua biết bao biến đổi của lịch sử, trên mảnh đất Gia Lai vẫn duy trì một nền văn hóa đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên bản địa.          

- Dựa vào tính cách và yếu tố tâm lý của người Jrai đó là họ luôn ham thích nghệ thuật và luôn muốn làm việc trong không gian văn hoá đặc trưng của mình. Nên việc tổ chức sản xuất các sản phẩm lưu niệm truyền thống của người Jrai như gùi, thổ cẩm, các loại nhạc cụ dân tộc, bầu rượu….. không chỉ giúp ngừời Jarai ham thích lao động,  yêu quý, tự hào về bản sắc văn hoá của mình mà còn giúp kinh tế của tỉnh nhà ngày một phát triển. Tạo nên 1 làng du lịch cộng đồng trải nghiệm đặc sắc tại làng Ôp Pleiku.

- Tạo môi trường, sân chơi bổ ích cho thanh niên tỉnh Gia Lai phát triển tính năng động, hòa nhập sẽ giúp thanh niên hòa nhập, tạo cơ hội việc làm, xóa đói giảm nghèo, gìn giữ phát huy về văn hóa, truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số.

- Dựa vào Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 04/8/2016 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Trong đó mục tiêu phát triển nhanh và bền vững để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng của tỉnh, góp phần tăng thu nhập cho xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, cải tạo cảnh quan, xây dựng thương hiệu du lịch Gia Lai “Du lịch khám phá thiên nhiên, văn hóa”; phấn đấu đưa Gia Lai trở thành một trong những trung tâm du lịch trong khu vực tâm giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.

- Việc gắn các hoạt động thương mại và dịch vụ cùng phát triển tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế vượt bậc.

Tóm tắt nội dung sản phẩm/dự án (mô tả tổng quát về sản phẩm/ dự án; nguồn gốc hình thành/ lý do phát triển sản phẩm/dự án:

Tổ chức các cơ sở sản xuất tại các thôn, làng…để tạo ra các sản phẩm truyền thống lưu niệm như: gùi, trang phục thổ cẩm, bầu rượu, các loại nhạc cụ tượng trưng, túi xách thổ cẩm……dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, các già làng. Quảng bá sản phẩm xây dựng thương hiệu, tạo các gian trưng bày trong các địa điểm nổi tiếng tại Pleiku. Xây dựng một quán cà phê độc đáo mang kiến trúc Jrai từ đó xây dựng chuỗi hoạt động du lịch cồng đồng trải nghiệm: cùng ăn, cùng ở, cùng làm tại làng Pleiốp, phát triển du lịch cộng đồng.

Thực hiện chiến lược marketing một cách cụ thể và có kế hoạch cụ thể:

- Chuẩn bị các công cụ cho Marketing

+ Tạo google maps trên google.

+ Tự quảng bá hình ảnh trên facebook, fanpage.

+ Tạo nhóm facebook cho “Ơ này Jarai”.

+ Làm Website để khách hàng tìm kiếm.

- Quảng bá hình ảnh trên các kênh thông tin đại chúng

+ Chạy quảng cáo: Facebook adward, google adward.

- Quảng bá sản phẩm thông qua các gian trưng bày lưu niệm tại các địa điểm phối hợp kinh doanh.

+ Các gian trưng bày trong quán cà phê, nhà hàng…sẽ là nơi thu hút khách chụp hình lưu niệm ..đó chính là sự quảng bá thông qua hình ảnh tốt nhất trên kênh facebook…

- Sử dụng công cụ marketing truyền miệng

+  Mục đích:

Liên kết tổ chức Đoàn thanh niên thành phố tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá cho các CLB thanh niên theo sở thích như phượt, leo núi, nhiếp ảnh... tổ chức các hoạt động cồng chiêng, lửa trại, giao lưu ẩm thực để thanh niên tại thành phố trải nghiệm thực tế và quảng bá các sản phẩm qua các trang facebook cá nhân của họ (Đây là công cụ marketing hữu hiệu ít tốn kinh phí và không bao giờ lỗi thời mà mang lại hiệu quả tích cực đến hành vi người tiêu dùng)

+  Nội dung

- Tổ chức các hội thi cồng chiêng, múa xoan, hát dân ca, thi tạc tượng, chạy cà kheo, đua thuyền độc mộc đối với thanh niên dân tộc người Jarai.

- Sử dụng công cụ marketing storytelling với thông điệp “Ơ này Jrai”

+  Mục đích

- Quảng bá rộng rãi hình ảnh của địa phương đến du khách trong và ngoài nước, nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương về ý nghĩa và vai trò của việc phát triển du lịch bền vững, du lịch cộng đồng qua các câu chuyện kể.

- Nâng cao công tác giữ gìn, bảo tồn văn hóa đặc trưng của tỉnh và góp phần thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng.

+  Nội dung

- Tổ chức các hội thi cồng chiêng, múa xoan, hát dân ca, thi tạc tượng, chạy cà kheo, đua thuyền độc mộc đối với thanh niên dân tộc người Jarai.

- Sử dụng công cụ marketing storytelling với thông điệp “Ơ này Jrai”

+  Mục đích

- Quảng bá rộng rãi hình ảnh của địa phương đến du khách trong và ngoài nước, nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương về ý nghĩa và vai trò của việc phát triển du lịch bền vững, du lịch cộng đồng qua các câu chuyện kể.

- Nâng cao công tác giữ gìn, bảo tồn văn hóa đặc trưng của tỉnh và góp phần thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng.

+ Nội dung

- Theo nghiên cứu dự đoán gần đây, đến năm 2021, 82% lưu lượng truy cập internet của người tiêu dùng sẽ là video. Như vậy, chiến dịch tiếp thị bằng video là xu hướng trong tương lai. Vì thực tế, qua những đoạn video sẽ tác động trực tiếp đến hành vi mua hàng của họ

- Xây dựng các video đêm trải nghiệm bên làng Ốp, các video sản phẩm thủ công truyền thống lưu niệm độc đáo Jrai, quán cà phê đặc trưng Jrai, những câu chuyện kể như sử thi của các già làng, nghệ nhân..

- Liên kết với các câu lạc bộ phượt, nhiếp ảnh….các tour du lịch nhằm tìm nguồn khách du lịch về thăm quan, du lịch. Kết nối tour du lịch “Biển xanh kết nối đại ngàn” với các tỉnh miền trung có du lịch biển.

Sự khác nổi bật và khác biệt của sản phẩm dự án so với sản phẩm đang có trên thị trường:

- Hiện tại, ở Gia Lai chưa có 1 quán cà phê nào mang đặc trưng nguyên sinh bản sắc văn hóa của người Jrai: Kiến trúc nhà rông, nhà dài, nhà sàn…các vật dụng trang trí bằng đồ của người Jrai, các lễ hội xen kẽ thay vì hoạt động “hát cho nhau nghe” như một số quán cà phê khác.

- Làng du lịch cộng đồng trải nghiệm về văn hóa của người Jrai: các món ăn, lễ hội, đồ truyền thống, phong tục, kiến trúc…đều mang sắc thái “độc, lạ” sẽ là một điểm đến vô cùng thú vị, đặc sắc và khác biệt thu hút du khách đến Gia Lai để du lịch cùng trải nghiệm  đặc biệt du khách thích tò mò và khám phá. Sau đó, hình thành một khu vực du lịch mang đậm chất truyền thống của người Jrai, đây sẽ là nơi để các du khách có thể ở lại trải nghiệm cuộc sống của người Jrai, cùng ăn ở sinh hoạt với họ…tạo nên một khu du lịch cộng đồng độc đáo ở tỉnh Gia Lai

Khách hàng của sản phẩm/dự án:

- Khách quốc tế: Khách du lịch là những người nước ngoài có sở thích và đam mê khám phá, trải nghiệm những điểm mới lạ mang tính mạo hiểm và tìm hiểu văn hóa của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

- Khách nội địa: Khách có nhu cầu cà phê, check in thư giãn, mua các sản phẩm lưu niệm tặng bạn bà ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, là khách du lịch thích tìm hiểu và khám phá những danh lam thắng cảnh đang còn ít người biết đến, thích khám phá tò mò và trải nghiệm cuộc sống mới lạ và các đối tượng khách du lịch khác muốn về với miền núi tìm hiểu và nghỉ dưỡng.

   THÔNG TIN LIÊN HỆ  

1. Tên tổ chức/ cá nhân đại diện của dự án: Khương Thị Ngọc Ánh

2. Địa chỉ trụ sở chính/ hộ khẩu thường trú: Tổ 8, P. Thắng Lợi, TP Pleiku, Gia Lai.

3. Thông tin liên lạc

4. Điện thoại di động: 0973840515

5. Email: khuongngocanh86@gmail.com
Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 91
  • Trong tuần: 2 506
  • Tất cả: 282 123

 

 Bản quyền thuộc về: BAN BIÊN TẬP CỔNG THÔNG TIN KHỞI NGHIỆP TỈNH GIA LAI    Địa chỉ:  98B Phạm Văn Đồng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
 Chịu trách nhiệm chính:  Ông Nguyễn Nam Hải - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ    Điện thoại:  (0269) 3 824 264
 Cơ quan thường trực:  Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai    Website  skhcn.gialai.gov.vn
  Copyright © 2020

Giấy phép số 11/GP-TTĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Sở Thông tin

và Truyền thông tỉnh Gia Lai

   Email:  skhcn@gialai.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang