Nâng Tầm Quốc Tế Không Còn Là Khát Vọng Của Startup Việt
In trang
Để sánh vai với các quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển, các startup Việt cần tìm kiếm những thị trường ngách, bằng cách giải các bài toán của một nhóm khách hàng cụ thể.

Gặp nhiều trở ngại để “sánh vai” với các quốc gia phát triển

Tại Việt Nam, khi triển khai các hoạt động ĐMST gặp một số khó khăn nhất định, do là một nước công nghệ chưa thực sự phát triển, cùng với các chính sách của cơ quan quản lý chưa phù hợp với tình hình mới nên nguồn lực về con người, vật chất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý, tư duy về kinh doanh đều chậm hơn so với thế giới. 

Các startup của Việt Nam sẽ phải mất 10-20 năm nữa mới có thể ngang hàng với startup ở Thung lũng Silicon. Vì các công ty này đã tạo các công nghệ lõi từ rất lâu, còn các startup Việt mới bắt đầu xây dựng nền tảng (platform).

Các startup ở Thung lũng Silicon có chiến lược rõ ràng trở thành MNC (công ty đa quốc gia), còn ở Việt Nam, các startup thường có quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Do đó, startup Việt nên lựa chọn chiến lược phát triển là vươn lên trở thành đối tác cung cấp dịch vụ hoặc đối tác mua bán hàng ngang với các đơn vị ở Thung lũng Silicon. Đồng thời, chiến lược phát triển của các startup Việt nên chọn các sản phẩm có sự khác biệt. 

Ví dụ như các nền tảng giải pháp bài toán của một nhóm khách hàng cụ thể, kết nối chặt chẽ với khách hàng và có thể "nhân bản" ở nhiều quốc gia khác nhau chứ không nên tập trung nhiều vào các sản phẩm phải "đốt nhiều tiền".

Đi tắt đón đầu để bằng việc tìm kiếm các thị trường ngách

Theo đại diện Sunshine Holdings, các startup của Việt Nam sẽ phải mất 10 - 20 năm nữa mới có thể ngang hàng với startup ở Thung lũng Silicon (Mỹ). Để thu hẹp khoảng cách, các startup Việt nên tìm kiếm những thị trường ngách, giải các bài toán của một nhóm khách hàng cụ thể, và có thể "nhân bản" nền tảng ở nhiều quốc gia khác nhau.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), vật liệu thế hệ mới, công nghệ sạch là những thứ mà các startup Việt Nam nên hướng đến. Bởi vì, công nghệ AI sẽ giúp các công ty Việt Nam dễ dàng hơn khi tiếp cận công nghệ lõi nhưng các đơn vị cũng cần cần đầu tư nghiên cứu phát triển để đưa ra giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động AI.

Vật liệu thế hệ mới rất quan trọng, vì quốc gia có vật liệu thế hệ mới sẽ rất phát triển trong tương lai. Việt Nam nên đi tắt đón đầu bằng cách học hỏi các quốc gia đã phát triển được vật liệu thế hệ mới, nắm bắt chìa khoá thành công của họ và dần áp dụng vào thực tế.

Còn công nghệ sạch liên quan đến y tế, thực phẩm, đồ uống, sức khỏe của con người và nếu doanh nghiệp Việt không chăm lo cho khách hàng của mình thì sẽ bỏ lỡ thị trường công nghệ này.

Cùng BambuUP khằng định vị thế và nâng tầm quốc tế

Lúc này, rất cần có một nền tảng trao cơ hội giúp startup lan tỏa ý tưởng, giải pháp đổi mới sáng tạo và khẳng định vị thế trên bản đồ khởi nghiệp ĐMST tại Việt Nam và trên trường quốc tế. Từ đây, nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP đã ra đời với một trong những hoạt động khởi động là việc triển khai kêu gọi các startup ghi danh xuất hiện trong dự án báo cáo “Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022”. Đây là dự án được thực hiện bởi Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP dưới sự bảo trợ của Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp Quốc gia (NSSC) thuộc Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ. 

Đặc biệt hơn nữa, báo cáo của năm 2022 sẽ trở thành tài liệu đồng hành xuyên suốt khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp lớn nhất của Quốc gia, tăng độ tiếp cận lên đến 2.5 triệu người! Đây chính là một cơ hội có “1-0-2” để thương hiệu của các startup sẽ được quảng bá rộng rãi thông qua các hoạt động truyền thông về Báo cáo, để startup có thể mang sản phẩm, giải pháp của mình đến gần hơn với các đối tượng mục tiêu, từ đó mang đến cơ hội phát triển trong tương lai. 

Chỉ còn chưa đầy 4 ngày nữa, Lễ Khởi động Dự án phát hành báo cáo Toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam 2022 sẽ chính thức diễn ra. Đây là cột mốc đánh dấu sự trở lại của mùa Báo cáo thứ hai, hứa hẹn vươn tới nhiều thành tựu mới với hình thức Hybrid Event nhằm đảm bảo các quy tắc phòng chống dịch Covid-19. Lễ khởi động sẽ diễn ra vào 9h00 - 10h15, ngày 08 tháng 09 năm 2022 tại Bộ Khoa học & Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội và livestream trực tiếp trên 20+ nền tảng. Hãy cùng chờ đón sự kiện về một báo cáo sẽ mở ra nhiều cơ hội tiềm năng trong và ngoài nước giữa các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp và nhà đầu tư!

Chỉ còn chưa đầy 4 ngày nữa, Lễ Khởi động Dự án phát hành báo cáo Toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam 2022 sẽ chính thức diễn ra. Đây là cột mốc đánh dấu sự trở lại của mùa Báo cáo thứ hai, hứa hẹn vươn tới nhiều thành tựu mới với hình thức Hybrid Event nhằm đảm bảo các quy tắc phòng chống dịch Covid-19. Lễ khởi động sẽ diễn ra vào 9h00 - 10h15, ngày 08 tháng 09 năm 2022 tại Bộ Khoa học & Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội và livestream trực tiếp trên 20+ nền tảng. Hãy cùng chờ đón sự kiện về một báo cáo sẽ mở ra nhiều cơ hội tiềm năng trong và ngoài nước giữa các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp và nhà đầu tư!

>> Đăng ký để nhận thông tin cập nhật mới nhất về báo cáo Toàn cảnh đổi mới sáng tạo 2022 tại: http://ldp.to/BBUreport2022_register14 

Theo: TECHFEST VIỆT NAM

Liên kết nguồn tin: https://techfest.vn/tin-tuc/nang-tam-quoc-te-khong-con-la-khat-vong-cua-startup-viet

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 1575
  • Trong tuần: 2 851
  • Tất cả: 382 976

 

 Bản quyền thuộc về: BAN BIÊN TẬP CỔNG THÔNG TIN KHỞI NGHIỆP TỈNH GIA LAI    Địa chỉ:  98B Phạm Văn Đồng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
 Chịu trách nhiệm chính:  Ông Nguyễn Nam Hải - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ    Điện thoại:  (0269) 3 824 264
 Cơ quan thường trực:  Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai    Website  skhcn.gialai.gov.vn
  Copyright © 2020

Giấy phép số 11/GP-TTĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Sở Thông tin

và Truyền thông tỉnh Gia Lai

   Email:  skhcn@gialai.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang